Nguồn gốc, đặc điểm của giống gà mía được ưa chuộng hiện nay
Mục Lục
Gà mía – một trong những giống gà rất nổi tiếng ở Việt Nam. Giống gà mía hiện nay đang được rất nhiều anh em ưa chuộng chăn nuôi. Tuy vậy, nhiều anh em lại không hiểu rõ về giống gà này như thế nào, đặc điểm nổi bật ra sao.
Nguồn gốc xuất xứ
Gà Mía có xuất xứ từ xã Phùng Hưng, huyện Tùng Thiện, tỉnh Hà Tây nước ta, hiện tại đã thuộc xã Sơn Tây – Hà Nội. Tuy vậy, tính đến thời điểm hiện nay, gà Mía đã được chăn nuôi ở rất nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước ta nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Đây là giống gà có chất lượng thịt thơm ngon ngọt, da giòn, mỡ dưới da ít và rất thích hợp đối với các mô hình chăn nuôi thả đồi tự nhiên cho anh em.
Đặc điểm của gà mía
Màu sắc lông
Gà Mía Việt Nam hiện tại là giống gà ít bị lai tạp nhất so với các giống gà đã bị lai khá nhiều khác tại nước ta. Giống gà này có ngoại hình hơi thô cộc: thân mình ngắn, đùi to, thô, mắt sâu, mào đơn, chân có 3 hàng vảy, da đỏ tía sắc lông gà mía trống màu tía.
Với gà mía mái, màu lông thường thiên về nâu xám hoặc màu vàng nhiều hơn. Nhìn chung qua, màu lông gà Mía có sự đồng nhất với nhau. Một đặc điểm của giống gà mía khác với các giống gà khác là tốc độ phát triển mọc lông chậm.
Phải đợi đến 15 tuần tuổi lông gà mới phủ kín thân hình ở gà trống. Điều này gây ra việc khiến cho khả năng chịu lạnh ở những tuần đầu của gà khá kém.
Khối lượng trung bình
Gà Mía khi lúc mới sinh ra có trọng lượng khoảng 32g, thông số này được ghi nhận theo sử An Ninh và nông nghiệp năm 2003. Vào thời gian gà được 4 tháng tuổi, bình quân gà trống đạt được khối lượng đến 2.32kg còn với gà mái khoảng 1.9kg. Gà mía đến 6 tháng tuổi đạt 3.1kg với con trống và 2.4kg với con mái. Những thông số trên được ghi nhận theo tài liệu quỹ gen – vào năm 2001.
Khi đến độ tuổi trưởng thành, gà mái có cân nặng từ 3 – 3.5kg còn gà trống có con lên tới 5kg. Còn theo hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, trọng lượng gà trưởng thành rơi vào khoảng 2.5-3kg với con gà mái, 3.5-4kg với con gà trống.
Đẻ trứng
Đối với gà Mía, tuổi đời đẻ trứng của chúng khá muộn, thường tầm 7-8 tháng mới có thể đẻ. Tuy vậy, sản lượng trứng của chúng trên 1 năm của 1 con khá lớn, từ 50 – 55 quả một kỳ đẻ. Khối lượng trứng cũng nặng cũng khoảng 50 – 55g/quả. Tỷ lệ phần trăm trứng có phôi trong tổng số trứng gà mía đẻ được trong 1 năm lên đến 88%, tỷ lệ ấp nở khoảng 83%.
Song song bên cạnh đó, tỷ lệ phần trăm nuôi sống gà con đến tuần thứ 8 cũng rất cao khoảng 98%. Con số này cao hơn hẳn so với các giống gà khác tại Việt Nam nước ta.
Tuy vậy, theo Bùi Đức Dũng, Lê Hồng Mận – năm 2003, giống gà Mía của nước ta lại cho sản lượng mỗi năm lên đến con số 70 quả/mái/năm. Trong đó, tỷ lệ phần trăm ấp trứng nở và số lượng trứng có phôi lại sẽ ít hơn đi chỉ từ 70 – 75%.
Chất lượng thịt
Gà Mía là giống gà có chất lượng thịt vô cùng thơm ngon ở nước ta, da gà giòn, ít mỡ dưới da. Đồng thời, nó còn có sức khỏe tốt, phù hợp với điều kiện nhu cầu chăn nuôi tự nhiên thả đồi của anh em.
Vì tuổi đẻ của giống gà này khá muộn và số lượng trứng trong 1 năm khá ít nên chủ yếu người nuôi giống gà mía này để làm thịt để ăn thôi. Một số tỉnh thành trên nước ta như: TP. Hồ Chí Minh, Bình Định,… lại thường nuôi gà Mía để lai tạo với các giống gà nội hoặc nhập nội khác hiện có tại nước ta để gia tăng sản xuất.
Thịt gà mía có công dụng gì trong đời sống?
Theo bài thuốc đông ý, thịt gà Mía hiện tại có tác dụng rất lớn trong lĩnh vực đề bảo vệ sức khỏe con người. Chúng thường sử dụng để chữa băng huyết, xích bạch đới, ung nhọt,… Song song bên cạnh đó, thịt của giống gà này còn được xem là thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ cho khí huyết cho người bệnh và thận của người sử dụng.
Không những vậy, những người mắc bệnh lâu ngày chưa khỏi, dạ dày bị phong hàn hay suy yếu không thể hấp thụ được lượng thức ăn cần thiết nên sử dụng thực phẩm là thịt gà Mía để ăn. Vì thịt gà mía giúp tăng cường sức khỏe, bảo vệ mọi người nhiều hơn nhé.
Kết Thúc
Qua bài viết trên anh em đã nắm rõ các kiến thức về Gà Mía chưa. Các đặc điểm nổi trội và cách nhận biết giống gà này, thịt của chúng có rất nhiều tác dụng không chỉ để làm sản lượng thực phẩm cho đời sống. Cảm ơn anh em đã tham khảo qua bài viết này nhé!