Bệnh thương hàn ở gà – Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Mục Lục
Trong bài viết dưới đây, Daga.me sẽ giúp cho bạn khái quát những điểm cơ bản nhất xung quanh căn bệnh thương hàn ở gà là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh như thế nào? Đặc điểm giúp nhận dạng bệnh là như thế nào? Các bước phòng bệnh và phải làm gì khi mà trại của bạn bị nhiễm bệnh.
Bệnh thương hàn ở gà do Salmonella là bệnh dịch gì?
Có rất nhiều chủng Salmonella nhưng chỉ có 3 chủng gây bệnh chủ yếu đó là:
– Salmonella gallinarum: gây ra bệnh thương hàn trên gà lớn và gà con.
– Salmonella typhimurium: gây ra bệnh phó thương hàn trên gà con và gà lớn.
– Salmonella pullorum: gây ra bệnh bạch lỵ ở gà con từ 3 tuần tuổi.
Trong đó, bệnh thương hàn ở gà thuộc loại bệnh nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh và gây ra thiệt hại lớn, do vậy người chăn nuôi sẽ cần hiểu hơn về căn bệnh này và có phương án phòng bệnh sớm để đạt hiệu quả.
Những triệu chứng phổ biến và thường gặp nhất của bệnh thương hàn ở gà đó là ỉa chảy, phân trắng và có rất nhiều dịch nhầy, gà ủ rũ, xù lông, kém ăn, khớp bị sưng to và khó đi lại, phân dính và bết vùng hậu môn, trường hợp nặng sẽ khiến cho gà không thể đi ngoài được, chướng bụng và chết nhiều.
Salmonella gây ra bệnh cho gà theo cách như thế nào?
Bệnh dịch Salmonella có thể sẽ lây lan thông qua cả hai phương thức đó là truyền dọc (từ mẹ sang con) và truyền ngang (giữa những con gà trong đàn).
– Lây truyền dọc: vi khuẩn từ buồng trứng xâm nhập vào trong phôi hoặc từ lỗ huyệt lây lan qua vỏ trứng, rồi đi vào trong máy ấp trứng và lây cho gà con.
– Lây truyền ngang: gà con mới nở trong máy ấp đã bị nhiễm bệnh và lan truyền bệnh cho gà con ấp cùng máy hoặc là gà bệnh hay gà sống sót sau bệnh sẽ trở thành vật mang trùng làm lây lan cho những con khỏe mạnh khác.
Quá trình lây truyền ngang có thể xảy ra thông qua tiếp xúc trực tiếp với những cá thể bệnh hoặc là gián tiếp thông qua tiếp xúc với nguồn thức ăn, nước uống, chất thải (phân) hoặc dụng cụ chăn nuôi đã mang mầm bệnh. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là lây nhiễm qua phân mang mầm bệnh.
Những triệu chứng và bệnh tích điển hình của bệnh thương hàn ở gà
Bệnh thương hàn ở gà là một bệnh nhiễm trùng toàn thân cấp tính trên cả gà con và gà lớn. Mầm bệnh có thể lây lan nhanh xâm nhập vào cả trứng và đặc trưng bởi tiêu chảy phân trắng, khi gà mắc bệnh sẽ có tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong tăng rất cao sau khi gà con nở được khoảng 7-10 ngày.
Gà con mắc bệnh thông thường có những biểu hiện như gật gù, ủ rũ, chậm lớn và đặc biệt là vùng lông ở xung quanh hậu môn bị dính phân bết lại.
Salmonella có sức đề kháng rất cao trong điều kiện môi trường tốt và khí hậu ôn hòa thì chúng có thể tồn tại trong nhiều tháng liền. Tuy vậy, nó có thể bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng như là formaldehyde ở trong lò ấp.
Bệnh tích điển hình của bệnh do Salmonella là những điểm hoại tử đốm trắng ở trên các cơ quan nội tạng như là: tim, gan, phổi, mề, ruột và phúc mạc
Trong trường hợp bệnh cấp tính: những biểu hiện ban đầu là giảm lượng thức ăn tiêu thụ và giảm khả năng sản xuất trứng. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở bị giảm đáng kể hiện tượng tiêu chảy và tỷ lệ tử vong giao động khoảng từ 10-90%. Khoảng 1/3 gà con mới nở từ đàn gà mẹ ra bị nhiễm bệnh và chết ngay từ khi vừa nở ra.
Gan của một gà nhiễm bệnh bạch lỵ cấp tính bị hoại tử và sưng to. Bệnh thường xuất hiện trên gà mái và gà tây, đôi khi bắt gặp ở trên gia cầm hoang dã.
Gan sưng và điểm hoại tử có đường kính là 1-2cm. Bệnh thương hàn trên gà có thể sẽ kéo dài trong nhiều tháng.
Lá lách bị sưng to gấp khoảng 2-3 lần, đôi khi có xuất hiện những nốt màu xám trắng trên bề mặt.
Bệnh thương hàn ở gà cấp tính: thông thường, phần ruột mà đặc biệt là phần ruột non sẽ có những vết lở loét ở trên bề mặt.
Một trường hợp rất hiếm gặp trong bệnh thương hàn cấp tính đó là hoại tử cơ tim do độc tố của vi khuẩn Salmonella gây ra. Việc nhiễm trùng lây lan sang trứng là một trong số những nhân gây hại nguy hiểm nhất.
Phổi có màu nâu đặc trưng.
Trong trường hợp bệnh thương hàn ở gà mãn tính, các tổn thương sẽ chủ yếu ở tuyến sinh dục. Thường thấy nhất đó là buồng trứng bị viêm và thoái hóa.
Bệnh thương hàn cần phải được phân biệt so với các bệnh như: tụ huyết trùng,…
Một số trường hợp bị viêm phúc mạc, các sợi fibrin dính bết vào bên ngoài các cơ quan nội tạng trong xoang thành phúc mạc.
Cách phòng bệnh thương hàn ở gà thế nào?
Nguyên lý khi phòng bệnh cho bất kỳ vật nuôi nào đó là phải làm tốt 3 việc:
– Làm sạch và hạn chế tối đa được mầm bệnh ra khỏi môi trường.
– Tăng cường sức đề kháng cho con vật để cso thể tự chống chọi lại với bệnh.
– Phòng bệnh chủ động bằng những vaccine (nếu có) và thuốc.
Bệnh thương hàn ở gà cũng như vậy. Công tác phòng bệnh cụ thể cho những trang trại như sau:
– Vệ sinh quét dọn chuồng trại hằng ngày (rửa dọn chuồng nuôi, dụng cụ, không để phân bẩn bị tích tụ trong trại).
– Phun sát khuẩn từ 1-2 lần/tuần tùy thuộc vào từng điều kiện và từng trại theo tình hình dịch tễ vùng chăn nuôi.
– Đảm bảo những yếu tố môi trường, tiểu khí hậu để không có điều gì bất lợi xảy ra: chuồng trại không được quá nóng hoặc là quá lạnh, không được quá ẩm thấp, quá bẩn, nước phải đầy đủ và luôn sạch…
– Chế độ dinh dưỡng phải hợp lý chia theo từng giai đoạn và từng giống gà khác nhau.
– Tăng cường sức đề kháng bằng các loại thuốc bổ, vitamin, khoáng chất.
– Hiện nay chưa có vaccine để phòng bệnh này hiệu quả trên gia cầm.
Phải làm gì nếu như bệnh thương hàn ở gà xảy ra?
Khi mà phát hiện đàn gà có những triệu chứng bệnh → lập tức phải cách ly những con yếu hoặc bị bệnh ra một khu vực riêng để điều trị.
Sau đó:
– Khử trùng toàn bộ khu vực chuồng nuôi có liên quan và ở gần với khu vực phát bệnh thương hàn ở gà.
– Sử dụng các loại thuốc giải độc và tăng chức năng gan thận, cho uống liên tục đến khi khỏi bệnh.
– Bổ sung đồng thời thêm vitamin tổng hợp, vitamin K nhằm tăng sức đề kháng cho gà.
– Bổ sung men tiêu hóa lẫn trong thức ăn, thúc đẩy và hỗ trợ gà ở trong quá trình tiêu hóa.
Như vậy, trên đây chính là toàn bộ những thông tin cơ bản về bệnh thương hàn ở gà mà chúng tôi muốn gửi đến cho các quý độc giả và bà con chăn nuôi. Hy vọng rằng sẽ giúp ích cho bà con và chủ động hơn ở trong việc kiểm soát mầm bệnh cũng như xử lý khẩn cấp khi mà bệnh bùng phát bên trong trang trại, tránh những thiệt hại không đáng có có thể xảy ra.