Gà lôi trắng – Giống gà đang gây sốt tại Việt Nam
Mục Lục
Gà lôi trắng là gà hay chim? Cách để nuôi gà lôi trắng như thế nào? Nó là một giống chim quý hiếm ở nước ta. Hiện nay, do săn bắt nhiều nên chúng được liệt vào danh sách động vật quý hiếm cần được bảo tồn. Giống gà lôi cho tới thời điểm hiện tại được lai tạo khá nhiều và có mặt khắp các tỉnh thành. Trên thị trường, chim lôi (gà lôi) được bán với giá khá cao, nhiều con lên tới cả triệu đồng.
Giống này cho năng suất không nhiều nên chỉ làm cảnh. Tuy vậy, chúng được anh em săn đón khá nhiều vì ngoại hình độc lạ. Hãy cùng daga.me tìm hiểu về giống nửa chim nửa gà này nhé!
Đôi nét về loài gà lôi trắng gây sốt tại Việt Nam
Gà lôi trắng là giống gà gì?
Báu vật gà Lôi trắng có những đặc điểm gì thu hút người chơi chim cảnh? Gà lôi trắng hay còn tên gọi là chim lôi trắng, tên khoa học là Lophura hatinhensis. Giống loài này thoạt nhìn trông khá giống với chim công, khiến nhiều người nhầm tưởng, chúng thuộc họ chim Trĩ, bộ nhà Gà. Tổng cộng gồm 5 phân loài: gà lôi trắng, gà lôi berli, gà lôi berli, trĩ bạc, gà lôi beli, gà lôi vằn lưng.
Đặc điểm để nhận biết của gà lôi trắng
Cách nhận dạng gà lôi trắng
Ngoại hình của chúng khá lớn với kích thước một con trưởng thành trung bình dài khoảng 125 cm. Phần lông để phân biệt giới tính giữa con trống và mái. Con mái từ lúc nhỏ cho đến lúc lớn đều có màu nâu, sự thay đổi không đáng kể.
Riêng gà lôi trống khi đến tuổi vị thành niên sẽ diễn ra quá trình thay lông. Nên những con trống trưởng thành đa phần sẽ có màu trắng. Nổi bật với phần mào, cằm, họng màu đen. Toàn bộ mặt được phủ màu đỏ với 2 dải màu dài. Chân có màu tía, nhỏ, dài.
Cách phân biệt được gà lôi trống và gà lôi mái
Phần lớn, gà lôi trống khi trưởng thành sẽ thay đổi màu lông sang trắng. Tuy nhiên, giống gà trống này cần 1 khoảng thời gian khá dài để hoàn thiện họng đen và mào đen dài trong 2 năm. Bên cạnh đó, gà lôi trống ở Việt Nam có màu xanh đen ở vùng lông dưới bụng và màu trắng bên trên. Ngoài ra, gà lôi trống thường sở hữu phần đuôi dài lên tới 80cm kèm chân và mặt màu đỏ trông rất đặc sắc.
Ngược lại, gà lôi mái sở hữu bộ lông màu nâu từ bé đến lớn và dường như không có bất kỳ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, lông của gà lôi mái sẽ dần chuyển sang màu oliu.
Một số lưu ý khi chăm sóc gà lôi trắng
Tập quán sống của gà lôi trắng
Gà lôi trắng có được phép nuôi không? Để có thể lên kế hoạch chăn nuôi gà lôi trắng hiệu quả, các bạn cần phải biết đến tập quán sinh sống của nó. Cùng tìm hiểu một số đặc tính tự nhiên của chúng như:
- Môi trường sống: rừng cây, đồng cỏ và núi. Nên khi xây, không cần quá khắt khe về chuồng trại.
- Thức ăn chính của chúng là: giun đất, côn trùng, hạt và các loại quả cây trong rừng.
- Chúng thường sống từ 3 đến 5 con hoặc theo đàn lên đến 10 con.
- Môi trường sống của chúng có độ ẩm khá cao.
Thức ăn của gà lôi trắng
- Những con gà lôi trắng khoảng 2 ngày tuổi cho chúng ăn ngô xay để dễ tiêu hóa.
- Sau đó, các bạn sẽ cho gà ăn thức ăn hỗn hợp chứa 22% lượng protein khi đủ 3 ngày tuổi.
- Tuần thứ nhất, nên cho gà ăn khoảng 30 gam thức ăn mỗi ngày.
- Tuần thứ hai và tuần thứ ba nên cho gà ăn khoảng 42 gam thức ăn mỗi ngày.
- Tuần thứ tư trở đi, anh em nên cho chúng ăn khoảng 100 gam thức ăn mỗi ngày.
- Bên cạnh đó, anh em có thể trộn thêm một số thức ăn tự nhiên nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và các dưỡng chất cần thiết.
Phòng bệnh cho gà lôi trắng
Vệ sinh chuồng trại gà lôi trắng
Cách tốt nhất để gà lôi trắng khỏe mạnh tăng cường sức đề kháng thì các bạn cần thực hiện một số quy định trong việc vệ sinh chuồng trại như:
- Thường xuyên dọn dẹp khu vực chăn nuôi, máng uống, máng ăn của gà.
- Thay đệm lót chuồng và máng phân gà theo định kỳ.
- Để hạn chế gà lôi trắng ăn thức ăn cũ thì các bạn cần dọn thật sạch thức ăn rơi hay sót lại.
- Thường xuyên sát khuẩn, khử trùng khu vực chăn nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh kí sinh.
- Đặc biệt, cần dọn dẹp các cống rãnh bởi đây là nơi mầm mống gây bệnh nhiều nhất.
Tiêm vắc-xin cho gà lôi trắng
Bạn cần quan tâm đến tập tính của chúng để tạo một môi trường sinh sống thoải mái nhất. Bên cạnh đó để đảm bảo an toàn bạn cần tiêm vacxin theo lịch sau đây:
- Gà từ 3 đến 5 ngày nên nhỏ vắc-xin Newcastle F vào mắt, mũi.
- Gà 7 ngày tuổi tiêm phòng thủy đậu.
- Từ ngày 8 đến 10 ngày sử dụng vacxin gumboro.
- Khi gà được 21 ngày tuổi cho gà uống Lasota để trộn chúng với thức ăn và nước uống.
- 23 đến 25 ngày cần tiêm phòng nhắc lại.
- 30 đến 45 ngày tiêm phòng sốt xuất huyết.
- Trên 60 ngày thì tiêm vắc-xin Newcastle M.
Dựa trên những tập tính trên các bạn có thể cân nhắc nuôi mô hình gà lôi trắng.