Hướng Dẫn Cách Rửa Gà Chọi Khi Chiến Đấu Từ Danh Thủ
Mục Lục
Trong một trận đá gà giữa hai chiến kê được cho là ngang tài ngang sức. Nếu con nào có sư kê có kinh nghiệm biết cách vào nước tốt thì phần thắng sẽ thuộc về gà chọi của họ. Đa phần các sư kê không biết cách làm nước và cách rửa gà chọi cho gà chọi. Do vậy, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các sư kê những kinh nghiệm được tích lũy từ các danh thủ về cách làm nước cho gà chọi chi tiết nhất. Giúp các chiến kê có được lợi thế khi tham gia đá gà. Và giúp cho việc sửa gà, trị tang và phục hồi gà được thuận lợi hơn nhé.
Chuẩn bị các vật dụng để làm nước cho gà đá
Khăn làm nước: khăn mặt hình chữ nhật có kích thước khoảng 20 x 30 cm. Nên sử dụng loại khăn vải bông hoặc khăn dễ thấm nước.
Kim chỉ, dao lam, một cái kéo nhỏ. Sư kê nên dùng loại chỉ dùng để khâu giày dép thông thường.
1 lọ thuốc nhỏ mắt dùng để vệ sinh mắt cho gà chọi nếu có cát, đất bay vào trong quá trình đá. Đặc biệt là dùng để khử trùng cho mắt gà.
Cơm nóng và vài lát gừng tươi. Cơm được dùng để cho gà ăn hồi sức khi mới ghép gà so trạng. Cho ăn vài lát gừng giúp gà ấm bụng và khi đá thì ít bị nôn ói hơn.
Làm nước cho gà chọi khi chuẩn bị thả gà
Khi chuẩn bị thả gà thì các sư kê nên cho ăn khoảng 2 viên cơm nắm. Kích cỡ bằng ngón tay trỏ. Sau đó cho gà chọi uống một ít nước lọc. Sư kê bắt đầu rửa gà chọi bằng cách phun nước cho gà chọi từ đầu đến chân rồi chuyển ra phun phía sau theo thứ tự.
Tiếp theo dùng khăn ướt vắt ráo nước rồi lau từ đùi xuống cẳng, chân của gà chọi. Điều này là để làm mát cho gà chọi ở những vị trí đã được cắt tỉa lông gọn gàng. Không nên làm ướt lông gà vì sẽ làm giảm khả năng bay của gà trong khi đá. Lưu ý rằng sư kê cần vắt thật khô khăn rồi mới dùng để lau mặt, lau cần cổ, ngực và lông mã, đùi của gà chọi. Đặc biệt chú ý đến phần hốc nách của gà chọi.
Khi đã lau người làm mát cho gà chọi xong xuôi. Thì sư kê thả gà cho gà đi lại vỗ cánh một vài phút để gà cảm thấy thoải mái rồi mới bắt đầu cho gà bắt đầu vào trận đá.
Làm nước cho gà chọi trong lúc đá gà và ra hồ
Giữa các hồ thường sẽ có thời gian nghỉ ngơi để sư kê vào nước cho gà chọi. Lúc này gà chọi có thể xuất hiện những vết thương trong lúc đá gà gây ra . Nên sư kê cần phải kiểm tra để có những phản ứng kịp thời.
Một số trường hợp khác như gà chọi bị tuột băng bịt cựa, bị tuột bao mỏ. Hoặc nặng hơn là gà bị gãy lông cánh, gà có nhớt dãi máu trong miệng, … Thì các sư kê cần làm nước nhanh cho gà chọi, để gà chọi có thể tiếp tục tham gia đá.
Khi trọng tài tuyên bố hết hồ thì sư kê lấy khăn ướt cho nước chảy dọc theo đầu ngón tay vào miệng của gà. Sau đó dốc miệng gà xuống, dùng tay vỗ nhẹ hầu gà để nhớt dãi và làm sạch đờm.
Sau đó ngậm nước trong miệng rồi phun sương lên cơ thể gà. Bắt đầu từ đầu cổ xuống dưới rồi ra phần phía sau. Chú ý đến các vị trí dưới nách, đùi và lườn bụng của gà chọi. Cùng với đó là kết hợp massage cơ bắp cho gà, đặc biệt là phần đùi gà để gà chọi đỡ mỏi mệt. Cho ăn 1 ít cơm nóng để gà nhanh lấy lại sức. Khi thấy gà đỡ mệt, thở đều hơn thì cho gà uống thêm một ngụm nước nữa. Và cuối cùng là vắt ráo khăn để lau mặt cho gà chọi.
Bên cạnh đó, sư kê cũng cần phải chú ý đến các luật và quy định khác nhau tại mỗi sới gà. Một số sới gà, mỗi trường gà cho phép vào nước cho gà chọi. Và cũng có một số sới gà không cho phép vào nước cho gà chọi giữa các hồ đá.
Cách làm nước cho gà chọi đá sâu hồ
Gà chọi đá sâu hồ hoặc gà chọi đứng sâu hồ tức là chỉ những con gà chọi đá hồ khuya. Những con gà này thường sẽ bị đau, mệt và thường dính nhiều vết thương hơn các con gà chọi khác. Những vết thương thường bị tím tái hơn. Lúc này các sư kê vào nước cho gà chọi để giúp gà giảm đau nhé.
Thực hiện cách làm nước cho gà chọi tương tự như phần trên. Sau đó, nhúng khăn vào nước nóng, vắt cho ráo nước rồi chườm khăn nóng đó lên đầu cổ gà chọi. Dùng hai tay ủ bên ngoài để hơi nóng từ khăn thẩm thấu vào bên trong. Cách rửa gà chọi này giúp gà thư giãn cơ bắp cực kỳ tốt và sẵn sàng cho hồ đá tiếp theo.
Theo kinh nghiệm về cách vào nước cho gà chọi thì với gà đá đòn dọc, gà đá kiềng hay đá mé thì sư kê nên cầm nhẹ đầu gà massage từ đầu xuống bầu diều vài lần. Việc làm này giúp gà nhanh chóng phục hồi, thư giãn cơ bắp và lấy lại phong độ được tốt hơn.
Khi gà đứng sâu hồ thường sẽ bị mỏi cơ, giãn cơ. Khiến gà đứng bị run chân, từ đó mà đòn đá cũng thường không được toàn lực như lúc đầu. Lúc này sư kê không nên phun nước làm mát cho gà chọi mà hãy chườm nóng để làm thư giãn cơ bắp cho gà chọi. Nếu trận đá gà kéo dài thì đến cuối hồ thứ 3 nên cho gà ăn ít cơm nóng và vài lát gừng tươi nhỏ để làm nóng người, chú ý là cho gà uống ít nước để đá gà tốt hơn.
Cách làm ấm nóng cho gà chọi đá sâu hồ
Đa phần các sư kê thường dùng tay để xoa lên người gà. Nhưng cách này không làm nóng hiệu quả, đặc biệt là khi thời gian nghỉ giữa các hồ lại khá ngắn.
Thông thường gà đá sâu hồ dễ bị tụt lực, lỏng gân và mỏi cơ bắp. Do vậy sư kê nên om gà bằng khăn nóng. Nếu không có nước om gà thì có thể nhúng khăn vào nước nóng rồi vắt ráo khăn để giữ lại hơi nóng mà không làm bỏng gà chọi. Áp khăn lên phần đầu và cổ gà trước tiên. Sau đó di chuyển khăn đến phần cơ đùi, cánh và thân gà. Cùng với đó là kết hợp xoa bóp để giúp các cơ được thư giãn tốt hơn.
Cách làm nước om gà chọi chuẩn
Các sư kê đun nóng hỗn hợp bao gồm nghệ tươi, ngải cứu, lá chè tươi và rượu trắng để om bóp cho gà chọi.
Bên cạnh những nguyên liệu cơ bản và dễ kiếm này thì nhiều sư kê còn thêm thuốc om bóp gà đá và một vài nguyên liệu thuốc bắc khác để việc om bóp được tốt hơn.
Cách làm nước sau trận đá gà cho gà chọi
Sau mỗi trận đá gà kết thúc thì việc làm nước cho gà chọi sẽ giúp gà phục hồi nhanh chóng hơn. Sư kê thực hiện vỗ đờm cho gà chọi để làm sạch đờm, nhớt dãi trong cổ gà sẽ tránh được gà bị khò khè, hen khẹc. Sau đó cho gà uống thêm một ít nước. Lấy lá ngải cứu vò nát cùng với một ít muối và vài lát gừng nhét vào miệng gà cho gà nuốt.
Dùng khăn ướt lau thân gà, đặc biệt là những vết thương trong lúc đá gà gây nên. Làm sạch các vết máu rồi khâu các vết thương hở lại để giúp vết thương không tệ hơn và cũng không khiến vết thương bị nhiễm trùng nặng.
Khoảng 4 – 5 giờ sau khi trận đá gà kết thúc thì sư kê có thể dùng rượu thuốc để om bóp cho gà chọi. Việc này giúp vết thương mau chóng lành lại, làm tan máu bầm rất hiệu quả. Cho gà ngâm chân với nước lạnh chừng 30 phút để tránh gà bị đau chân và căng cứng 2 chân.
Lưu ý khi làm nước cho gà chọi
Cách rửa gà chọi dựa vào kinh nghiệm của sư kê là chính. Trong lúc đá gà, nếu gà có vấn đề gì thi sư kê cần phải có những phản ứng kịp thời. Điều này thường được gọi là sửa gà.
Các sư kê cần phải nắm rõ cách om bóp gà chọi thì việc om bóp, vào nước, thư giãn cơ bắp cho gà chọi mới có hiệu quả tốt được. Nhất là trong khi chỉ có vài phút cho sư kê làm nước gà chọi để phục hồi gà.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách rửa gà chọi, hy vọng qua bài viết đã giúp anh em sư kê biết và nắm được cách làm nước cho chiến kê của mình một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.