Cách Làm Bịt Mỏ Gà Chọi Đơn Giản Tại Nhà
Mục Lục
Gần như mọi sư kê đều phải có bịt mỏ gà chọi để sử dụng cho chiến kê của mình. Chúng sẽ rất cần thiết trong những trận tập luyện vần hơi, vần đòn. Bên cạnh đó, có những trận đấu chính thức cũng cần phải bịt mỏ khi chấp gà đối thủ. Nếu có thời gian rảnh thì nên tự tay làm bịt mỏ gà chọi kích thước vừa vặn với chiến kê của mình.
Bài viết dưới đây của daga.me là cách làm bịt mỏ gà chọi phổ biến nhất mà thường được các sư kê hay sử dụng.
Bịt mỏ gà chọi dùng để làm gì?
Chắc chắn có rất nhiều anh em mới chơi chưa biết công dụng của món đồ này. Tưởng chừng cao siêu nhưng đây chỉ đơn giản là món đồ ngăn không cho gà sử dụng mỏ để đánh vào đối thủ gây xước, chảy máu. Hành động này được áp dụng trong các trận tập luyện để tránh làm tổn thương cho gà đối phương. Khi đó các chiến kê sẽ không bị chấn thương trong lúc tập luyện để dành sức vào giải chính thức.
Ngoài ra, trong 1 số trận đấu gà sử dụng bịt mỏ để chấp gà khác. Nói đơn giản là khi có sự chênh lệch về chiều cao, trọng lượng, cựa hoặc độ tuổi nên phải chấp lại người ta. Có thể chấp bằng việc bịt mỏ, bịt cựa trong khoảng thời gian bao nhiêu phút. Sau khi hết thời gian thì bịt mỏ được mở ra và đánh như bình thường.
Cách làm bịt mỏ gà chọi
Khi tự tay làm bịt mỏ vừa có thể đốt thời gian rảnh rỗi cũng như là tạo ra các sản phẩm an toàn cho chiến kê. Và phần nào đó cũng tiết kiệm chi phí khi mua mới.
Vật liệu cần có
- Kéo
- Kim khâu tải
- Chỉ
- Một miếng da nhỏ
Miếng da này có thể cắt lấy từ các miếng da giày, da ví hoặc da túi xách. Tuy nhiên cần xử lý sạch sẽ cẩn thận trước khi sử dụng bởi các sản phẩm này đều là cũ. Nếu sử dụng luôn có thể nó sẽ chứa mầm bệnh ảnh hưởng đến gà. Phương pháp là nên luộc da cẩn thận kết hợp làm sạch bằng xà phòng trước khi thực hiện.
Bước 1: Vẽ hình dáng
Tưởng tượng rằng miếng bịt mỏ gập vào như thế nào thì cắt theo hình dáng như vậy. Nếu không có óc tưởng tượng thì có thể lên mạng xem hình ảnh sau đó vẽ ra miếng da đó để cắt theo.
Bước 2: Cắt bịt mỏ
Tiến hành cắt miếng bịt mỏ như hình dáng đã vẽ ở bước bên trên. Sử dụng chiếc kéo thật sắc và cắt như hình, có thể dùng mũi kéo cắt thêm các miếng thông hơi cho gà. Thông hơi sẽ giúp cho việc hô hấp của chúng tốt hơn hạn chế được tình trạng bí hơi, hấp hơi. Có thể cắt các lỗ to nhỏ đều được và đảm bảo độ chắc chắn.
Bước 3: Mài mòn góc cạnh
Dù không quá sắc nhưng miếng da cắt sẽ có các góc cạnh gây tổn thương cho gà nên cần phải mài mòn để tránh ma sát cho phần da, làm chảy máu gây nhiễm trùng, viêm nhiễm. Chúng ta có thể sử dụng giấy ráp để mài thành dạng bo tròn.
Bước 4: Khâu lại
Sử dụng kim khâu tải để đảm bảo đủ độ cứng, không bị gãy khi khâu 2 mép của miếng bịt mỏ gà chọi lại. Khâu lại vài đường chắc chắn để tránh bị tuột hoặc đứt khi sử dụng.
Bước 5: Hoàn thiện
Sử dụng kéo để cắt đi những chi tiết thừa như phần da thừa hay phần chỉ thừa. Thiết kế làm sao cho dễ sử dụng không quá lỏng, không quá chặt để khi đeo đảm bảo không rơi tuột ra được. Nên thiết kế dây dạng buộc sẽ tốt hơn cả vì có thể tháo lắp nhiều lần được. Không nên dùng dây cao su vì sẽ gây hại tới mào gà.
Bước 6: Xử lý trước khi dùng
Khi đã có thành phẩm cần xử lý trước khi sử dụng. Cho vào nồi nước sôi sau đó để nguội và phơi khô là có thể sử dụng được. Việc luộc qua sẽ đảm bảo cho bề mặt da loại bỏ các vi khuẩn gây hại còn sót lại. Đồng thời, cũng loại bỏ các hóa chất dính trên bề mặt. Phơi khô giúp tránh ẩm mốc gây nên các vấn đề bệnh ngoài da.
Cách bảo quản bịt mỏ gà chọi sau khi sử dụng
Sau khi sử dụng phải vệ sinh làm sạch kỹ càng để tránh các mầm bệnh. Nên rửa sạch bằng xà phòng để loại bỏ các mầm bệnh cũng như vết máu đã khô. Chúng ta nên làm sạch như vậy để tránh lây cho những con khác. Khi đã làm sạch kỹ bằng xà phòng và chải sạch bằng bàn chải thì phơi khô cho lần sau sử dụng tiếp. Chắc chắn hơn thì luộc qua 1 lần nữa và phơi khô.
Qua những hướng dẫn ở trên hy vọng rằng anh em đã biết cách làm cho chiến kê của mình những chiếc bịt mỏ có 1-0-2.